Đông trùng hạ thảo hay còn được biết đến với tên gọi “cỏ đông trùng hạ thảo”, là một loại dược liệu quý giá đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa hàng nghìn năm qua. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đông trùng hạ thảo không chỉ được công nhận về giá trị dược lý mà còn trở thành một sản phẩm chăm sóc sức khỏe được ưa chuộng trên toàn thế giới.
- Quà chúc Tết 2025 cho Người Cao Tuổi: Lựa chọn Tinh Tế và Thiết Thực
- Đông trùng hạ thảo – vị thuốc quý rất cần cho cánh mày râu
-
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non. Loài dược liệu này được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sở dĩ có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu non thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Sau đó, loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng và lớn lên theo dạng sợi.
Sau 1 thời gian – thường là mùa hè, sợi nấm phát triển mạnh nhờ sử dụng dưỡng chất trong xác trùng, nấm thoát ra khỏi xác sâu và vươn lên mặt đất, phát triển thành Đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức nắng được chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo. Có 400 loài Đông trùng hạ thảo, hầu hết có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Loài dược liệu được biết đến nhiều nhất có tên khoa học là Cordyceps sinensis, họ: Ophiocordycipitaceae. Nấm có thân dài bằng ngón tay và thường có màu nâu hoặc nâu hơi nâu
-
Tác dụng của Đông trùng hạ thảo
Tác dụng dược lý ghi nhận đối với Đông trùng hạ thảo Trung Quốc.
Theo Y học cổ truyền
- Đông trùng hạ thảo Trung Quốc là một loại thuốc được ghi nhận trong Bản thảo cương mục thập di (năm 1765).
- Đông trùng hạ thảo Trung Quốc có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh phế và thận.
- Có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.
Theo Y học hiện đại
- Đối với tim
Thử nghiệm trên động vật cho thấy, loại dược liệu này làm nhịp tim thỏ chậm lại nhưng tăng rõ rệt lượng máu bơm trong một nhịp của tim.
Kết quả trên phù hợp với kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân nói rằng Đông trùng hạ thảo chữa khỏi bệnh đau tim.
- Đối với huyết áp
Đông trùng hạ thảo được cho là có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Cả hai đều có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tăng huyết áp. Nhiều lợi ích trong số này là do một hợp chất được gọi là cordycepin, có thành phần phân tử tương tự như adenosine. Giống như adenosine, cordycepin dường như có thể làm giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn và giảm huyết áp.
- Đối với khí quản
Thử nghiệm trên động vật cho thấy Đông trùng hạ thảo làm dãn khí quãn, nếu dùng phối hợp thì làm tăng hiệu quả của thuốc dãn khí quản.
Kết quả thí nghiệm phù hợp với công dụng theo Y học cổ truyền chữa ho, tiêu đờm, bảo vệ phổi.
- Đối với ruột và tử cung
Đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế rõ rệt.
- Ung thư
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy Đông trùng hạ thảo có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư.
Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, chiết xuất từ loại dược liệu này có thể kích hoạt quá trình apoptosis (chết tế bào) ở các tế bào ung thư vú trong các nghiên cứu trong ống nghiệm
Kết quả tương tự cũng được thấy với các tế bào ung thư ruột kết. Chất cordycepins trong nấm Đông trùng hạ thảo cũng có vẻ là chất độc đối với các tế bào ung thư máu.
Một số công dụng khác đang được nghiên cứu trên động vật
- Chống tăng sinh khối u – di căn khối u: ung thư vú, bàng quang, phổi, đại tràng.
- Giảm mệt mỏi, chống lão hóa.
- Chống nấm.
- Điều hòa miễn dịch, chống viêm.
- Tăng cường chuyển hóa năng lượng và lưu lượng máu ở gan.
- Bảo vệ thận.
- Tăng lưu lượng máu mạch vành ở tim, chống rối loạn nhịp tim, chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối.
-
Liều lượng sử dụng
- Độc tính rất thấp.
- Liều dùng ngày uống 6 – 12 g dùng với hình thức ngâm rượu uống.
- Có thể hầm vịt cùng 15 con Đông trùng hạ thảo Trung Quốc, dùng cho người ốm mới khỏi, suy nhược, ăn uống kém.
- Bài thuốc cho người suy nhược, già yếu, viêm phế quản mạn tính: Đông trùng hạ thảo Trung Quốc 10 g, khoản đông hoa 6 g, tang bạch bì 8 g, cam thảo 3 g, tiểu hồi hương 2 g, nước lọc 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
-
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo
1. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô
Đông trùng hạ thảo được bán và sử dụng rộng rãi trên thị trường là loại đông trùng hạ thảo khô. Bên cạnh những cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn cũng có thể thử cách ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong.
2. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi
Một số siêu thị bán đông trùng hạ thảo tươi, tuy nhiên, loại tươi thực chất chỉ được dùng để nấu ăn như các loại rau, nấm thông thường. Đông trùng hạ thảo tươi không có nhiều công dụng như loại khô.
3. Cách sử dụng đông trùng hạ thảo dạng nước
Ở dạng nước, đông trùng hạ thảo có liều lượng sử dụng phụ thuộc và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
CÔNG TY TNHH NẤM DƯỢC LIỆU VNCORDY
Công dụng đông trùng hỗ trợ sức khỏe, chúng tôi chuyên cung cấp các loại nấm đông trùng sạch tại Việt Nam!
Địa chỉ: 198/3 Phạm Ngũ Lão, Phường Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hotline: 0398 653 281
MST: 3703083333
Email: info@namduoclieuvncordy.com
Địa chỉ: www.namduoclieuvncordy.com